Xem nhanh
Chúng ta hãy cùng vớ nhau tìm hiểu những tính chất hóa học của kim loại trong bài viết này. Giúp các bạn có thể nắm vững được những kiến thức nền tảng về hóa vô cơ. Trong bài viết này, hãy cùng Muaphelieu24H ôn lại tính chất hóa học của kim loại lớp 9 nhé!
Kim Loại là Gì? Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại
Kim loại là gì?
Kim loại có tên tiếng anh gọi là metal. Là nguyên tố hóa học trong đó tạo ra ion(+) (cation) và những liên kết bằng kim loại. Những kim loại nằm trong nhóm nguyên tố bởi độ ion hóa và có được sự liên kết cùng với hợp kim và á kim.
Trong tự nhiên kim loại ít phổ biến hơn phi kim, nhưng chiếm vị trí cao ( 80 %) trong bản hệ thống tuần hoàn kim loại. Có nhiều kim loại được kể đến như: nhôm, vàng, đồng, chì, titan, bạc, kẽm, sắt…
Cấu tạo của kim loại
Kim loại có cấu tạo theo nguyên tử và tinh thể
Cấu tạo nguyên tử: các nguyên tố kim loại có 1; 2 hoặc 3..lớp electron lớp ngoài cùng
- Na: 1s2 2s2 2p6 3s1 ;
- Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2 ;
- Al: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
Cấu tạo tinh thể: các kim loại khi ở trong nhiệt độ bình thường sẽ tồn tại ở dạng thể rắn và có cấu tạo mạng tinh thể( trừ thủy ngân Hg). Kim loại cũng sẽ có 3 loại mạng tinh thể là:
- Lập phương tâm diện: Ag, Cu; Au; Al…
- Lục phương: Be; Mg; Zn…
- Lập phương tâm khối : Li; Na; K;…
Tính chất hóa học chung của kim loại
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi: Hầu hết với các kim loại (trừ Au, Pt, Ag,…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.
2Ba + O2 → 2 BaO
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Tác dụng với phi kim khác (Cl.,, S,…)
Nhiều kim loại tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao, sẽ tạo thành muối.
2 Fe + 3 Cl2 → 2 FeCl3
Ba+S→BaS
Tác dụng với dung dịch axit
Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl,…) tạo thành muối và khí H2.
Mg + 2 HNO3 → MgNO32 +H2
2 Al + 6HNO3 → 2 AlNO33 + 3H2
Tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng
Khi cho phản ứng với HNO3 (đặc, nóng) tạo thành muối nitrat và khí NO2 ,NO, N2O, N2…
Cu + 4HNO3đặc nóng→ CuNO32 + 2NO2 + 2H2O
Khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo ra muối sunfat và khí như SO2 H2S + lưu huỳnh
M+H2SO4 đặc, nóng→ M2SO4n+SO2,S,H2S+H2O
2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2SO43 + 3SO2↑ + 6H2O
4Mg + 5H2SO4 đặc →to 4MgSO4 + H2S + 4H2O
Al, Fe; Cr khi phản ứng thụ động với (H2SO4) đặc nguội và (HNO3) đặc nguội
Tác dụng với dung dịch muối
Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
Cu (r)+ 2AgNO3 (dd)→ Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (r)
Đồng đẩy bạc ra khỏi muối. Từ đó ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.
Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat
Kẽm sẽ đẩy đồng ra dung dịch CuSO4.
Zn (r) + CuSO4 (dd) → ZnSO4 (dd) + Cu (r)
Từ đó ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.
Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn, …cùng với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm, … và kim loại Cu và Ag đã được giải phóng.
Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazo
M + nH2O → MOHn + n2H2.
Kim loại trung bình mạnh như Mg sẽ tan rất chậm trong nước nóng
Mg + 2H2O → MgOH2 + H2
Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao sẽ tạo oxit kim loại và hiđro
Ứng dụng của kim loại trong đời sống hiện nay
Kim loại luôn tồn tại xung quanh đời sống của chúng ta, và được sử dụng rất phổ biến để chế tạo, sản xuất ra rất nhiều đồ dùng tiện ích phục vụ đời sống.
Các kim loại được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực cơ khí, công trình xây dựng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Trong sản xuất đồ dùng: kim loại sẽ được chế tạo ra các vật dụng trong gia đình; Kim loại màu dùng để làm đồ trang sức như: vàng, bạc…
Trong hóa học thường dùng kim loại để nghiên cứu về tính chất, cấu tạo của từng kim loại
Trong công nghệ kỹ thuật: kim loại dùng để làm vật liệu cơ khí và chế tạo phôi
Kim loại vô cùng tiện ích đối với cuộc sống của chúng ta, vậy nên cần khai thác kim loại một cách hợp lý và có khoa học nhằm góp phần để bảo vệ môi trường.