Xem nhanh
Trước khi tìm hiểu về những quy định đang hiện hành của bộ tài nguyên môi trường về xử lý rác thải sinh hoạt, cùng công ty Muaphelieu24H tìm hiểu về rác thải sinh hoạt là gì trước nhé!
Rác Thải Sinh Hoạt Là Gì? Quy Trình Và Cách Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt
Rác thải sinh hoạt là gì? rác là gì? chất thải là gì?
Rác thải sinh hoạt được hiểu nôm na chính là chất rắn bị loại ra trong quá trình sinh sống, hoạt động, kinh doanh và hoạt độngsản xuất của con người và các loài động vật. Rác phát sinh từ hộ gia đình, khu công nghiệp, lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…Trong đó, rác thải sinh hoạt chính là một thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất.
Số lượng, thành phần của rác thải tại từng tỉnh, từng quốc gia, khu vực là vô cùng khác nhau, phụ thuộc vào những quy định pháp luật được áp dụng, trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng như ý thức, trình độ nhận thức của người dân. Bất kỳ một loại hoạt động sống nào của con người trong quá trình sinh sống và sản xuất kinh doanh tại nhà, trên đường đi, chốn công sở, tại nơi công cộng,… đều sẽ sản sinh ra một lượng rác thải đáng kể.
Thành phần chủ yếu của chúng chính là những chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống của chúng ta. Cho nên, rác sinh hoạt có thể được định nghĩa rằng là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người. Rác thải được phân chia thành các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải công nghiệp và rác thải chăn nuôi. Chúng không còn được sử dụng và sẽ bị vứt trả lại môi trường sống theo rất nhiều cách khác nhau.
Bạn còn đang thắc mắc khái niệm: rác thải là gì?. Cũng giống như rác thải sinh hoạt, nhưng chính khái niệm này nằm ở tầm vĩ mô hơn. Rác thải chính là toàn bộ những vật chất thải bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác thải y tế, rác thải công nghiệp…
Cũng như loại rác thải sinh hoạt, rác thải, chất thải cũng đều là những tên gọi chung chỉ các vật chất bỏ đi.
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt, tái chế rác thải sinh hoạt
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt sẽ bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Phân loại các chất thải rắn hay những loại chất thải khác.
- Bước 2: Tiến hành thu gom ngay tại tận nơi.
- Bước 3: Vận chuyển chất thải đến chính địa điểm tập trung để rửa sạch hoặc ép cục.
- Bước 4: Xử lý các chất thải, tái chế rác thải sinh hoạt.
Vì sao cần học cách phân loại rác thải sinh hoạt?
Việc xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề khách quan và vô cùng cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và trong quá trình sản xuất kinh doanh của chính con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa những chất thải tồn đọng từ những công việc sinh hoạt và sản xuất của con người.
Số lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một nhiều hơn, trong khi các bãi rác xử lý rác thải và những công ty vệ sinh với chức năng xử lý rác thải luôn trong tình trạng quá tải. Do vậy, giải pháp thực hiện bây giờ chính là phải nâng cao ý thức trong việc phân loại rác thải sinh hoạt: ngay tại gia đình, từ đó góp phần giảm áp lực cho các bãi rác.
Việc xử lý rác thải sinh hoạt vẫn luôn là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và trong quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa những chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì thế tại sao mỗi hộ gia đình nên tự xử lý rác thải sinh hoạt.
Với thói quen của rất nhiều người dân tại Việt Nam chính là bỏ chung tất cả các loại rác sinh hoạt bao gồm những thực phẩm thừa, vật tư hư hỏng,.… Rác thải sinh hoạt hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều đã quan niệm cái gì không xài được thì cứ vứt đi. Tâm lý người dân luôn cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện., rác thải bị bỏ chung trong một thùng rác mà không cần biết trong số đó chất thải sinh hoạt hàng ngày có loại có thể đưa vào tái chế và sẽ phục vụ đến cho cuộc sống con người.
Vì thế số lượng rác thải khổng lồ từ những công ty môi trường thu gom hàng ngày dẫn đến việc phân loại đang ngày càng khó khăn hơn, gây quá tải. Vì vậy, công tác phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết hiện nay.