Xem nhanh
Quy trình tái chế nhựa tại nhiều công ty thu mua và tái chế phế liệu nhựa luôn tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt theo đúng quy định của bộ tài nguyên và môi trường. Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của nhiều chuyên gia môi trường, công nghệ và hệ thống máy móc hiện đại. Việc tái chế nhựa là một công việc vô cùng cấp bách và cần thiết khi 80% lượng rác thải hiện nay là nhựa phế liệu. Cùng Muaphelieu24H tìm hiểu được quy trình tái chế nhựa hoàn chỉnh được áp dụng hiện nay theo quy trình sau nhé.
Quy Trình Tái Chế Và Phân Loại Phế Liệu Nhựa Như Thế Nào?
Tái chế là gì?
Tái chế được hiểu là một quá trình đem vật liệu đi xử lý để làm lại sản phẩm mưới như ban đầu bằng những phương pháp công nghiệp và thủ công như là nung nóng, nấu, ép, đúc khuôn..
Phế liệu nhựa là gì?
Theo lĩnh vực khoa học pháp lý thì phế liệu chính là sản phẩm hoặc vật liệu đã được loại trừ trong quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Các phế liệu này cũng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định để tiếp tục làm nguyên liệu sản xuất. Từ những định nghĩa đấy, có thể hiểu rằng nhựa phế liệu là những sản phẩm được làm bằng nhựa đã bị qua sử dụng hoặc các vật liệu nhựa dư thừa trong quá trình sản xuất và có thể tái chế lại phục vụ dành cho sản xuất ra sản phẩm mới. Ví dụ như những chai nước suối nhựa đã qua sử dụng, các vỏ hộp,…
Quy trình tái chế nhựa phế liệu, quy trình sản xuất nhựa tái chế như thế nào?
Quy trình sản xuất nhựa tái chế: Chai nhựa sẽ được sàng lọc kỹ càng để loại bỏ cát, mảnh vụn, … Sau đó, họ sẽ dùng 1 tia chiếu vào chai để phân loại chúng thành HDPE, PET hay loại khác. Tiếp theo, chai nhựa sẽ được kiểm tra một cách thủ công và từng loại được nghiền riêng. Nhựa phế liệu và công nghệ tái chế đã nghiền được rửa trong nước nóng trong vòng 1 giờ và sau đó những hạt nhựa tái chế sẽ được khử trùng, đóng gói và đem đi phân phối.
Những lợi ích không ngờ đến từ việc tái chế nhựa phế liệu
Việc tái chế nhựa phế liệu chính là một trong những phương pháp tiết kiệm nhiên liệu hữu hiệu. Nhựa tái chế đã giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với sản xuất vật liệu nhựa mới nhờ giảm bớt được những hoạt động như khai thác, chế biến, vận chuyển…. Tiết kiệm tới hơn 75% năng lượng, chất thải mỏ quặng (mining wastes) giảm 97%, tiết kiệm tới 90% các nguyên nguyên liệu (raw materials) được sử dụng, việc sử dụng nước giảm 40%,…
Tái chế nhựa phế liệu chính là phương pháp thân thiện với môi trường nhờ giảm lượng tiêu thụ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng từ đó tiết kiệm năng lượng, lượng khí thải ra môi trường cũng giảm hẳn. Theo như kết quả thống kê cho thấy việc sử dụng nhựa tái chế đã hỗ trợ làm giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm. Ô nhiễm không khí đã giảm tới hơn 86%. Ô nhiễm nước giảm 40%
Một vấn đề đau đầu hiện nay đang diễn là số lượng rác không kịp xử lý đang ngày một nhiều lên. Các bãi rác chồng chất những chất gây ô nhiễm môi trường sống của chính con người. Chưa kể đến việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp vẫn tồn tại những nguy hại cho thiên nhiên và sức khỏe con người. Việc tái chế nhựa phế liệu sẽ giúp giảm thiểu số lượng rác thải sẽ phần nào giải quyết vấn đề này.
Trên thế giới thực hiện việc tái chế nhựa bằng cách nào?
Giới chức Bờ Biển Ngà và những người dân nước này đảm bảo có thể yên tâm về chất lượng các phòng học mới. Được sản xuất từ rác thải nhựa cho nên các viên gạch có thể bảo đảm được tính chống cháy, thậm chí nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so với các vật liệu thông thường. Gạch tái chế cũng có khả năng chống nước và cách nhiệt tốt giống như nhựa vậy. Theo thống kê thì chỉ riêng tại Abidjan, trong tổng số hơn 280 tấn chất thải nhựa được thải ra hằng ngày, thì chỉ có khoảng 5% được tái chế, 95% lượng chất thải chủ yếu nằm ở bãi rác trong các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp.
Từ đó gây ra ô nhiễm môi trường, vốn là tác nhân gây ra dịch sốt rét, tiêu chảy và bệnh viêm phổi ở trẻ em. Đại diện UNICEF khẳng định, sử dụng gạch tái chế để xây phòng học cũng góp phần giảm mạnh lượng rác thải nhựa thải ra môi trường, đồng thời giúp tăng thu nhập cho những gia đình “dễ bị tổn thương nhất”.
Theo xu hướng đang kêu gọi bảo vệ môi trường biển và hạn chế các loại nhựa phế liệu, trang mạng Batoko của Anh cũng giới thiệu các mẫu áo tắm được làm từ rác thải nhựa 100% tái chế. Trong khi đó, nhãn hàng Patagonia cũng đã được trình làng các sản phẩm áo tắm cao cấp và cũng được sản xuất từ nhựa tái chế. Chưa hết, những bộ áo tắm của nhãn hàng Auria của Anh cũng được dệt thủ công với loại sợi được làm từ chiếc lưới đánh cá đã bỏ đi.